Trước làn sóng tăng giá nhà đất nửa cuối năm 2020, giấc mơ về một ngôi nhà để “an cư lạc nghiệp” của nhiều người trẻ vốn đã chông chênh nay càng thêm xa vời vợi.
Từ xưa đến nay, quan điểm “an cư lạc nghiệp” đã ăn sâu vào tiềm thức của đại bộ phận người dân Việt Nam. Ước mơ về một căn nhà để “an cư” luôn đau đáu trong lòng những người trẻ xa quê lên các thành phố lớn lập nghiệp. Thế nhưng, thực trạng giá nhà đất tăng quá nhanh so với thu nhập đang dần giết chết ước mơ của họ.
Anh Sang (ngụ TP.HCM) cưới vợ từ ba năm trước. Hai vợ chồng anh đã lên kế hoạch mua nhà khi trong tay đang có 600 triệu đồng tiền dành dụm, cộng thêm 200 triệu đồng tiền quà cưới từ gia đình hai bên.
Tuy nhiên, kế hoạch của vợ chồng anh Sang chưa kịp thực hiện thì cuối năm 2019, dịch Covid-19 bất ngờ ập đến làm đảo lộn mọi thứ.
Trước khi dịch xảy ra, thu nhập của anh Sang là 25 triệu đồng/ tháng bao gồm lương và phụ cấp. Thế nhưng, tình hình dịch bệnh khiến thu nhập của anh bị cắt giảm chỉ còn một nửa. Vợ anh Sang là nhân viên lễ tân khách sạn thu nhập 10 triệu đồng/ tháng cũng bị cắt giảm hết 40%.Tình hình trên buộc vợ chồng anh Sang phải tiếp tục ở nhà thuê, gác lại giấc mơ mua nhà.
Giấc mơ “an cư lạc nghiệp” vẫn còn quá xa khi giá nhà đất tăng cao hơn thu nhập
Chị Nga (28 tuổi, Hà Nội) cũng là một trường hợp tương tự. Chị Nga có mức thu nhập hàng tháng là 28 triệu đồng – một mức thu nhập đáng mơ ước của nhiều người. Chị Nga mua một căn nhà nhỏ giá 2 tỷ đồng với 400 triệu đồng tiền tích cóp, dành dụm trong 6 năm đi làm và 1,6 tỷ đồng vay của Ngân hàng. Với số tiền vay trên, chị Nga phải trả hơn 22 triệu đồng cả vốn lẫn lãi mỗi tháng.
Với 6 triệu đồng còn lại, chị chỉ dám chi tiêu dè sẻng, tiết kiệm giữa lòng thủ đô vật giá đắt đỏ. Tình trạng này kéo dài khiến chị Nga bị stress và đành phải bán lỗ căn nhà để mua căn khác nhỏ hơn.
Anh Sang, chị Nga là những ví dụ điển hình cho hàng triệu người lao động trẻ với mức thu nhập khá từ 20 – 30 triệu đồng/ tháng nhưng vẫn không thể sở hữu một căn nhà nhỏ do giá nhà đất tăng lên quá nhanh trong khi đồng lương thì tăng ì ạch.
Nhiều người phải gánh khoản nợ khổng lồ do mua nhà giá cao mà thu nhập không tăng
Theo thống kê của CBRE, mỗi năm trung bình thu nhập của người lao động chỉ tăng 5 – 10%, trong khi đó, giá nhà đất lại có tốc độ tăng lên đến 50 – 60%. Trong thời gian qua, khi mà đại dịch Covid-19 đã làm cho nhiều doanh nghiệp lao đao, thu nhập của nhiều lao động bị giảm sút thì giá nhà đất vẫn không ngừng tăng lên. Việc sở hữu nhà đất đối với nhiều người càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Khi giá nhà đất tăng lên quá cao so với thu nhập
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, giá nhà ở hiện nay không phản ánh đúng giá trị thực, không phù hợp với khả năng chi trả của đại bộ phận người lao động. Bộ Xây dựng đang nghiên cứu giải pháp hạ cơn sốt giá nhà đất để trình Chính phủ phê duyệt.
Trước những khó khăn chung của nền kinh tế, việc sở hữu một căn nhà trong mơ là điều hết sức khó khăn khi lương tăng không kịp tốc độ tăng của giá nhà đất. Người lao động không nên nôn nóng mua nhà đất giá cao rồi gánh nợ mà hãy bình tĩnh chờ đợi cơn sốt giá nhà đất giảm nhiệt.
Chia sẻ bài viết:
ĐẶNG MINH
0979067839
Chuyển nhượng đất không bao gồm nhà hình thành trên đất: xử lý ra sao?
Tài sản chung và tài sản riêng – vấn đề bảo vệ tài sản khi ly hôn
Con chung có được hưởng thừa kế nhà đất nhiều hơn con riêng hay không?
Phong thủy khi mua nhà đất và những điều kiêng kỵ cần tránh
Hướng Tây Tứ Trạch Là Gì? Cách Tính Và Chọn Hướng Nhà Tây Tứ Trạch
Đất Vàng Long Khánh Phong Thủy: Đông tứ trạch là gì trong phong thủy nhà ở?
9 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng kể từ ngày 01/01/2021
Đồng Nai: Cần tạo đột phá để phát triển kinh tế giai đoạn 2021 – 2025
Kể từ năm 2021, đất thuộc diện quy hoạch treo vẫn được phép xây nhà mới
Dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 được phê duyệt trị giá 4,6 tỷ USD
Đất Vàng Long Khánh
Trụ sở: Số 8, Lê A, Suối Tre, Thành phố Long Khánh, Đồng Nai
Hotline: 0979067839 - Email: minh.bdslongkhanh@gmail.com
Copyright © 2019 https://datvanglongkhanh.com/